Khoa học lý giải chứng trầm cảm sau sinh là căn bệnh của thời hiện đại

Theo hai nhà khoa học Hahn-Holbrook và Hanselton, sự bất cân xứng giữa thế giới hiện đại với môi trường cổ xưa góp phần gây nên sự gia tăng của chứng trầm cảm sau sinh ngày nay.  

Việc tiếp cận dễ dàng với những thức ăn giàu năng lượng, thuốc thang và các tiện ích khác khiến con người hiện đại trở nên khoẻ hơn so với tổ tiên thời tiền sử, xét trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, đại dịch béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch cho thấy, cuộc sống hiện đại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Để tìm ra mối liên hệ giữa trầm cảm sau sinh với các vấn đề hiện đại như ăn dặm sớm, thiết hụt axit béo thiết yếu trong chế độ ăn, ít vận động thể chất, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tình trạng tách biệt khỏi các mối quan hệ thân thích, hai nhà nghiên cứu Jennifer Hahn-Holbrook và Martie Haselton đã xem xét kết quả các nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu về dịch tễ học và các nền văn hoá khác nhau.

khoa hoc ly giai chung tram cam sau sinh la can benh cua thoi hien dai
(Ảnh: Báo mới)
Theo hai nhà khoa học Hahn-Holbrook và Hanselton, sự bất cân xứng giữa thế giới hiện đại với môi trường cổ xưa góp phần gây nên sự gia tăng của chứng trầm cảm sau sinh ngày nay.

Khoảng 13% phụ nữ trên toàn thế giới có các biểu hiện trầm cảm trong vòng 3 tháng đầu tiên sau sinh (O'Hara & Swain, 1996). Những triệu chứng này dẫn tới hệ quả là sự đổ vỡ đầy nguy hại trong cách ứng xử của người mẹ (Paulson, Dauber & Leiferman, 2006), vốn liên quan tới vấn đề hôn nhân và những thiếu hụt về sức khoẻ, xã hội, nhận thức ở trẻ (Burke, 2003). Chúng thậm chí còn khiến gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh (Mitchell và đồng sự, 1992). Xét trên những hậu quả đáng lo ngại này, chỉ riêng sự tồn tại của chứng trầm cảm sau sinh đã được coi là một bài toán tiến hoá - tại sao trầm cảm sau sinh lại tồn tại?

Bất cân xứng trong chế độ ăn

Mặc dù chế độ ăn kiểu săn bắn – hái lượm có sự khác biệt rõ rệt tuỳ theo từng vùng địa lý, văn hoá và mùa, các nhà khoa học vẫn phác thảo được bức tranh toàn cảnh về chế độ ăn của tổ tiên loài người thời kỳ tiền nông nghiệp, thông qua phân tích hoá học dấu tích xương người và các đợt khai quật khảo cổ học.

Kết quả, chế độ ăn của loài người thời kỳ tiền nông nghiệp bao gồm thịt sống (chiếm khoảng 30% lượng calo), các loại thân củ giàu tinh bột (chiếm khoảng 30% lượng calo) và trái cây, rau tươi theo mùa (chiếm khoảng 30% lượng calo – theo Eaton, 2006). Chế độ ăn này có xu hướng giàu hơn các vi chất, chất xơ và axit béo thiết yếu so với chế độ ăn phương Tây ngày nay, mặc dù không hẳn đã tốt hơn nếu xét trên mọi mặt, ví dụ tình trạng thiếu hụt lương thực và hạn chế về calo tương đối phổ biến thời đó. Cuộc cách mạng nông nghiệp 10.000 năm trước đã trao cho con người điều kiện để trồng và tích trữ những ngũ gốc giàu năng lượng với số lượng lớn